Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Thịt ếch, đùi ếch (frog meat)

 Mua thịt ếch ở đâu?

 

Ếch xào ớt và tương đen

Edible frog.

Frog meat in grocery store.

 

Thịt ếch rất tốt cho những trẻ hay ra mồ hôi trộm, biếng ăn, yếu mệt, chậm phát triển, hay ho sốt. Khi dùng cho trẻ em và người già, chỉ lấy thịt ở 2 đùi để tránh xương (gây hóc).

Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) con ếch còn có tên là điền kê (gà đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, bàng quang, không độc. Nó có công dụng bồi bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa, trị phù thũng (lợi thủy), an thai.
Trung dược học bản thảo viết: "Thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, trị chứng sưng độc do nhiệt kết tụ bằng cách bôi đắp, và để bồi dưỡng sau sinh nở, sau ốm người bệnh chóng hồi phục".
Ếch thường được dùng cho:
- Trẻ bị cam tích (bụng ỏng, đít beo) do nhiều nguyên nhân, có thể do hấp thụ đạm kém gây còi xương, suy dinh dưỡng. Dùng ếch an toàn hơn cóc. Khắc phục tính lạnh của ếch bằng cách tăng ôn như làm chả, băm cùng rau thơm, hành, mùi...
- Trẻ em mùa hè bị rôm sảy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên.
- Phụ nữ sau sinh nở bị phù, thể lực kém sút, da mặt vàng sạm.
- Bệnh nhân lao phổi lâu ngày hoặc bồn chồn không yên do tỳ hư phát nhiệt; miệng, họng viêm loét do nhiệt; có bệnh ngoài da viêm tấy, sưng đau...
Dùng ếch chữa bệnh nội thương
Dùng thịt ếch cả da để bổ dưỡng, hấp ăn thịt. Để chữa bệnh, thêm nước sôi hấp chín, lấy nước uống là chủ yếu, ăn thịt là phụ. Hoăc: Thịt ếch phối hợp các vị thuốc tương ứng từng bệnh (dược thiện). Ví dụ chữa tỳ hư phối hợp cùng hoài sơn, khiếm thực, hạt sen. Chữa thận thêm kỷ tử, đỗ trọng... Chữa phù thũng thì phối hợp sa nhân, la bạc tử (hạt cải củ)...
Bồi dưỡng khi yếu mệt, ốm dậy
Dùng các món ăn có ếch cung cấp đạm dễ tiêu, mát. Ví dụ: thịt ếch để cả da, chặt một con 8 miếng tẩm bột cari, bột ngũ vị, tỏi, ớt, bột ngọt, đường, muối. Đem xào thơm, cho khoai lang miếng đã chiên sẵn, chế nước cốt dừa, chờ sôi nêm vừa ăn. Cuối cùng cho hành tây thái dọc xào qua. Khi ăn có thể vắt chanh, chấm nước mắm ớt.
Mụn nhọt mùa hè
Thịt ếch 100 g, lá sen tươi một lá, gạo150 g. Nấu cháo ếch xong nêm muối, lá sen úp lên cháo, tắt lửa, để nguội, bỏ lá sen.
Mụn nhọt làm mủ tái phát vào mùa hè
Thịt ếch 250 g, lá sen, gia vị vừa đủ. Bọc thịt ếch bằng lá sen. Hấp chưng chín ăn nóng.
Mụn nước làm mủ vỡ loét
Thịt ếch 100 g, sa nhân bột 5 g, gạo 150 g, một lá sen tươi. Nấu cháo ếch chín cho sa nhân, đậy lá sen. Để sôi thêm 5 phút nêm gia vị vừa ăn. Có thể ướp thịt ếch sa nhân, bọc lá sen chưng.
Người già uất nhiệt đại tiện có máu
2 con ếch nấu canh với một nắm rau dệu tía. Ăn nhiều lần.
Bổ thận khí, chữa đi tiểu nhiều lần ban đêm
Ếch một con 90 g, tang phiêu tiêu 9 g, ba kích 9 g, câu kỷ tử 15 g, sơn du nhục 30 g. Ếch làm sạch (bỏ lòng), chặt miếng. Thuốc cho vào túi, đổ nước vừa đủ nấu sôi rồi hạ lửa cho ninh 2 giờ... Nêm gia vị vào canh. Dùng cho người già bị viêm tuyến tiền liệt.


Thịt ếch ăn ngon và bổ dưỡng, nhất là phần đùi, tuy nhiên hãy biết cách ăn ngon để bảo đảm an toàn sức khỏe.

Bổ dưỡng
Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12, 2,1mg vitamin PP...cung cấp cho cơ thể khoảng 92kcal.
Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) ếch còn có tên gọi là điền kê (gà đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, bàng quanh, không độc. Nó có công dụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa, trị phù thủng...
Trung dược học bản thảo viết: "Thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, trị chứng sung độc do nhiệt kết tụ bằng cách bồi đắp, và để bồi dưỡng sau sinh nở, sau ốm người bệnh chóng hồi phục".
Trong dân gian, ếch thường được dùng các trường hợp: Trẻ em bị cam tích, bụng ỏng, đít beo, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng; Trẻ em về mùa hè hay bị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên; phụ nữ sau sinh bị phù, sức khỏe kém, da mặt vàng sạm; bệnh nhân lao phổi lâu ngày, các bệnh viêm loét miệng và họng do nhiệt, bệnh ngoài da viêm tấy, sưng đau.
Và những nguy hại cho sức khỏe
Theo các tài liệu nghiên cứu, do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam cao đến 75%. Ấu trùng màu trắng, lẫn màu thịt nên khó phát hiện. Sau khi vào ruột người, chúng nhanh chóng di chuyển đến các bộ phận khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm.
Trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum). Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng...Nếu vào mắt, nó sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, viêm tụy cấp...
Nguy hiểm hơn cho phụ nữ mang thai, vì khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ gây nhiễm bệnh cho cơ thể mẹ và thai nhi, ấu trùng sán còn có thể xuyên qua bào thai xâm nhập vào thai nhi và có thể gây nguy hại cho thai. Đó chưa kể là hiện nay ếch còn bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu ở ruộng đồng, người đánh bắt ếch dùng mồi tẩm chất gây mùi mạnh, trong đó có mã tiền (một đông dược độc) để dễ đánh bắt ếch...rất nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.
Để ăn ếch an toàn
Dù sao thịt ếch vẫn là món ăn ngon và nhiều dưỡng chất, do đó cũng không nên loại bỏ hẳn nó ra khỏi thực đơn của gia đình.
Tuy nhiên, điều quan trọng là biết cách ăn sao cho an toàn. Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy khuyến cáo: Thịt ếch rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng; thịt ếch lại ăn lành hơn thịt cóc, nhưng để an toàn, khi ăn cần làm sạch ruột, tách những đường gân chỉ trên đùi ếch (chúng là những mạch máu hay gân cơ của ếch, tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với ấu trùng sán, do đó "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót") và nấu chín kỹ để hạn chế giun sán.
 Read more in English: Vietnamese Ingredients - Frog meat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét